Không phải lúc nào kim cương càng to, càng nặng carat thì càng tốt. Trên thực tế, tỷ lệ kim cương hay độ cân đối của kim cương thường quan trọng hơn trọng lượng của nó. Cụ thể, một viên kim cương nhẹ carat có thể có giá trị và lấp lánh không kém gì một viên kim cương to và nặng carat hơn. Đây là do chất lượng và giác cắt đóng vai trò quan trọng trong việc định hình hình dáng bên ngoài của viên kim cương thành phẩm. Vậy tại sao tỷ lệ hay độ cân đối lại quan trọng hơn kích thước và trọng lượng carat của kim cương?
Giác cắt là yếu tố quan trọng nhất trong bốn tiêu chuẩn đánh giá chất lượng kim cương (4Cs)
Khi nói đến kim cương, giác cắt là yếu tố quan trọng nhất cần phải xem xét đến. “Giác cắt” quyết định mức độ phản chiếu ánh sáng và độ lấp lánh của viên kim cương. Một viên kim cương có giác cắt hoàn hảo sẽ độ sáng (sự phản chiếu tạo ra ánh sáng trắng lấp lánh) và độ lửa (sự tán xạ ánh sáng như cầu vồng) cao hơn một viên kim cương có cùng trọng lượng và hình dạng nhưng không được mài cắt tốt.
Đối với những viên kim cương hình dạng tròn, các cấp độ đánh giá chất lượng của giác cắt được phân ra từ cao tới thấp thành: “Ideal” - Lý tưởng (chỉ dành cho IGI), “Excellent” - Xuất sắc, “Very Good” - Rất tốt, “Good” - Tốt, “Fair” - Trung bình và “Poor” - Kém (chỉ dành cho GIA). Mỗi chất lượng giác cắt này sẽ có ảnh hưởng khác nhau đến hiệu suất ánh sáng và độ sáng của kim cương.
Ngoài giác cắt, các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến độ lấp lánh của viên kim cương. Chúng bao gồm độ sắc nét, màu sắc, tính đối xứng và độ bóng của kim cương. Trong số tất cả các yếu tố này, giác cắt có tác động đáng kể nhất đến độ lấp lánh. Đây cũng chính là lý do vì sao tỷ lệ hay độ cân xứng lại quan trọng hơn kích thước và trọng lượng của kim cương. Nói một cách khác, các tỷ lệ hay độ cân xứng của kim cương có ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ phản chiếu ánh sáng và độ bóng của viên kim cương.
Chất lượng của giác cắt được xác định chủ yếu bởi tỷ lệ của viên kim cương – những kích thước cụ thể của viên kim cương – ảnh hưởng đến độ lấp lánh của nó. Điều quan trọng cần lưu ý ở đây là ngay cả hai viên kim cương có cùng trọng lượng carat cũng có thể có kích thước mặt khác nhau, điều này ảnh hưởng đến hiệu suất ánh sáng và kích thước quang học. Ví dụ: “Table” – Mặt bàn của kim cương, mặt phẳng lớn trên đỉnh của viên kim cương – ảnh hưởng đến cách ánh sáng đi vào viên kim cương và phản chiếu trở lại mắt người nhìn. Kích thước bề mặt nhỏ sẽ khiến ánh sáng lọt ra khỏi viên, trong khi kích thước bề mặt lớn sẽ khiến viên kim cương có vẻ tối đi.
Khi một viên kim cương được mài cắt theo tỷ lệ thích hợp, ánh sáng có thể đi vào viên kim cương và phản chiếu trở lại, tạo ra ánh sáng lấp lánh tuyệt đẹp mà mọi người đều kỳ vọng và yêu thích khi nói đến kim cương. Tuy nhiên, nếu một viên kim cương không được mài cắt theo tỷ lệ thích hợp, ánh sáng sẽ đi vào viên kim cương nhưng sẽ không phản xạ lại một cách chính xác, làm cho viên kim cương trở nên xỉn màu, thiếu sức sống. Điều này thường được coi là sự khác biệt giữa một viên kim cương có độ sâu vừa phải và một viên kim cương quá nông hoặc quá sâu.
Kim cương được cắt và đánh bóng như thế nào?
Quá trình cắt kim cương được thực hiện bằng một bánh xe quay phủ một lớp nhám. Viên kim cương được tạo hình từ từ thành hình dạng hoàn thiện, quá trình này có thể mất từ vài giờ đến vài ngày. Các hình dạng phổ biến nhất bao gồm hình tròn, hình hạt dẻ, hình quả lê, hình bầu dục, hình ngọc lục bảo, hình công chúa và hình vuông xếp tầng. Nếu viên kim cương không được mài cắt chính xác, các mặt của nó có thể không phản chiếu ánh sáng một cách đồng đều và làm cho tổng thể viên kim cương trông xỉn màu hơn.
Sau khi quá trình mài cắt hoàn tất, viên kim cương đã sẵn sàng để được đánh bóng. Đây là nơi một thợ cắt kim cương lành nghề sử dụng các dụng cụ tinh vi để tạo ra sự đối xứng và đánh bóng bề mặt viên kim cương cho đến khi nó tỏa sáng. Quá trình đánh bóng có thể có tác động lớn đến vẻ ngoài của viên kim cương. Ví dụ, nếu viên kim cương không được đánh bóng đều, viên kim cương đó có thể trông tối hơn ở một số vùng và nhạt hơn ở những vùng khác. Cuối cùng, viên kim cương được kiểm tra chất lượng và sau đó được gửi đi chế tác thành đồ trang sức tinh xảo.
Các tỷ lệ lý tưởng của kim cương
Đầu tiên, điều quan trọng là phải hiểu về các phần khác nhau của một viên kim cương. Bốn phần chính của một viên kim cương là “Crown” – Phần nửa trên, “Pavilion” – Phần nửa dưới hay Phần đáy, “Girdle” – Đường viền/Thắt lưng/Gờ/Đai/Cạnh và “Cutlet” – Chóp đáy.
“Crown” – Phần nửa trên là phần vương miệng đội đầu bên trên của viên kim cương, trong khi “Pavilion” – Phần đáy là phần nửa dưới có hình nón của kim cương. “Girdle” – Đường viền/Thắt lưng/Gờ/Đai là dải hẹp nằm giữa, bao quanh viên kim cương, còn “Cutlet” – Chóp đáy ở dưới cùng của phần đáy hình nón của kim cương.
Khi lựa chọn giác cắt của một viên kim cương, bạn nên tìm viên kim cương có Giấy chứng nhận IGI/GIA mà theo đó, thông số giác cắt có tỷ lệ phần trăm (%) độ sâu và tỷ lệ phần trăm (%) mặt bảng cân đối. Đối với một viên kim cương có hình dạng tròn, tổng tỷ lệ phần trăm (%) độ sâu lý tưởng là 59-62% (Tỷ lệ % độ sâu = Độ sâu chia cho Đường kính của viên kim cương) và tỷ lệ phần trăm (%) của mặt bảng lý tưởng là 53-60% (Tỷ lệ % mặt bảng = Chiều dài của mặt bàn chia cho Đường kính của viên kim cương).
Chiều rộng của Đường viền/Thắt lưng/Gờ/Đai cũng rất quan trọng. Bạn nên tránh chọn những viên kim cương có thiết kế Đường viền/Thắt lưng/Gờ/Đai mỏng hoặc dày quá mức. Vì tỷ lệ kim cương lý tưởng hoặc xuất sắc thay đổi dựa trên hình dạng của kim cương cụ thể. Hãy xem bảng hướng dẫn về tỷ lệ kim cương bên dưới. Khi xem Chứng nhận IGI/GIA của viên kim cương, hãy đảm bảo rằng viên kim cương bạn chọn có giác cắt nằm trong phạm vi từ “Ideal” - Lý tưởng đến “Excellent” – Xuất sắc. Các tỷ lệ phần trăm sau đây góp phần tạo nên một viên kim cương có giác cắt đẹp.
Hình dạng kim cương | Tỷ lệ độ sâu (%) | Tỷ lệ mặt bảng (%) | |
Pear | Quả lê | 57.5 – 65 | 55.5 – 63 |
Oval | Trái xoan | 58 – 63 | 56 – 62 |
Marquise | Chiếc lá, Hạt thóc, Hình thoi, Bóng bầu dục | 57.5 – 64.5 | 56 – 64 |
Princess | Tứ giác góc nhọn | 65 – 73 | 65 – 74 |
Emerald | Ngọc lục bảo | 60 – 68 | 58 – 68 |
Cushion | Gối đệm | 62 – 68 | 55 – 62 |
Heart | Trái tim | 51.9 – 61 | 58 – 64 |
Round | Tròn | 56 – 63 | 52.5 – 63.5 |
Ngoài việc chú ý đến Tỷ lệ % độ sâu và Tỷ lệ % mặt bảng, bạn cũng nên đảm bảo rằng viên kim cương có một một chóp đáy nhỏ, nhọn, sắc. Một chóp đáy nhỏ đảm bảo rằng ánh sáng sẽ đi vào và thoát ra khỏi viên kim cương một cách chính xác, mang lại độ sáng và lửa tối đa cho viên kim cương. “Culet” – Chóp đáy phải được phân loại là "None” – Không có – hoặc "Pointed” – Nhọn – trên Giấy chứng nhận GIA/IGI của bạn.
Bây giờ bạn đã biết tại sao độ cân đối lại quan trọng hơn trọng lượng carat cũng như cách chọn kim cương có tỷ lệ lý tưởng, giúp bạn chọn được viên kim cương hoàn hảo theo nhu cầu của bạn.
Nguồn bài viết: Cullen Jewellery (2022). Diamond Proportions Guide: Why it Matters More Than Weight. Ngày đăng: 09/11/2022.